Nhân viên kỹ thuật – Những kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật P1
I. Khái niệm kỹ thuật là gì? Nhân viên kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật (tiếng Anh là “engineering“) là để thiết kế, xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị điện tử, các hệ thống, các vật liệu người ta cần ứng dụng những kiến thức về khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội vào chính thực tiễn. Đây là quá trình làm việc, nghiên cứu lâu dài để có một kết quả, dự án tốt nhất. Không những thế người ta còn sử dụng những hiểu biết sâu sắc này để tìm ra, tạo nên những mô hình và thay đổi quy mô của một dự án, để đưa ra những giải pháp hợp lý hơn cho một vấn đề, một mục tiêu, hoặc một trục trặc nào đó.
Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học lớn, có phạm vi rộng, chưa thành nhiều nhánh ngành nhỏ, có thể ứng dụng linh hoạt trong các ngành khác. Ngành này gồm có lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, chuyên về công nghệ và những ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Nhân viên kỹ thuật là những người sẽ xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, chương trình hoạt động của máy móc kỹ thuật trong công ty, doanh nghiệp. Là người nắm bắt và điều hành những công việc liên quan đến công nghệ, máy móc của công ty nhằm duy trì những hoạt động làm việc liên quan đến công nghệ, kịp thời sửa chữa những rắc rối về công nghệ, máy móc, bảo dưỡng và duy trì hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc trơn tru và tốt nhất.
II. Các vị trí việc làm trong ngành kỹ thuật
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành nhỏ. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính và các ngành kỹ thuật hệ thống, liên ngành.
- Kỹ thuật cơ khí
Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện…
- Kỹ thuật hóa học
Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromet, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.
- Kỹ thuật xây dựng:
Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v…), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.
- Kỹ thuật điện
Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển…
- Kỹ thuật hệ thống
Phân tích, Thiết kế và Điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.
- Kỹ thuật tích hợp liên ngành:
Kỹ thuật hàng không vũ trụ; Kỹ thuật nông nghiệp; Kỹ thuật ứng dụng; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật sinh học; Kỹ thuật dịch vụ tòa nhà; Kỹ thuật năng lượng; Kỹ thuật đường sắt; Kỹ thuật công nghiệp; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật quản lý; Kỹ thuật quân sự; Kỹ thuật nano; Kỹ thuật hạt nhân; Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật dệt may.
III. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật
- Lập các bước công việc và xác định thời gian cho các công đoạn trên một sản phẩm của từng mã hàng.
- Dự trù trang thiết bị của các mã hàng sắp sản xuất..
- Theo dõi từng bước công việc của từng mã hàng để kịp thời điều chỉnh trong sản xuất. Thống nhất thời gian chuẩn với Ban quản lý phân xưởng.
- Lập bảng thống kê các mã hàng được thực hiện cho từng bộ phận trong tháng, báo cho bộ phận tài vụ lên bảng lương sản phẩm cho từng mã hàng.
- Nhận bảng thống kê lương từ bộ phận tài vụ kèm theo bảng qui trình đã được thống nhất phân xuống bộ phận sản xuất.
- Lập báo cáo định mức thời gian chuẩn, lập báo cáo phát sinh cho trưởng phòng sau khi các mã hàng được thực hiện.
- Điều chỉnh các công đoạn nếu thấy không hợp lý.
- Điều chỉnh thời gian phù hợp với tay nghề công nhân ở mức bình quân.
- Đề nghị loại bỏ thao tác thừa.
- Lập đơn giá của từng mã hàng trình Phó Giám đốc kỹ thuật duyệt.
- Đọc kỹ tài liệu kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm mẫu, các góp ý khách hàng ..
- Viết quy trình, thiết bị dùng cho từng công đoạn.
- Tính thời gian cho từng công đoạn (theo bấm thời gian).
- Kiểm tra bảng nhập công đoạn.
- Tính năng xuất cho từng công đoạn sản xuất trong 1 giờ,năng suất bình quân cho một lao động, chuyền.
- Tính tổng số thiết bị cần dùng cho đơn hàng (cho 1 chuyền)
- Tính các loại gá lắp dùng cho đơn hàng. (cho 1 chuyền).
- Lập sơ đồ chuyền
- Giao chi tiêu sản xuất theo quy trình
- Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, theo dõi nguyên phụ liệu nhập kho để lấy mẫu hiện vật.
- Thống kê tất cả các nguyên phụ liệu cần dùng.
- Sắp xếp các mẫu theo đúng thứ tự từ nguyên liệu đến phụ liệu tránh gây sự nhầm lẫn.
- Lập bảng phối bộ chi tiết của sản phẩm và minh hoạ ràng vị trí đánh số.
- Được quyền liên hệ làm việc và yêu cầu khách hàng xác định khi phát hiện ra nguyên phụ liệu nhập về kho sản xuất khác biệt với tài liệu kỹ thuật quy định.
- Yêu cầu khách hàng ký duyệt bảng màu trước khi sản xuất.
- Kiểm tra định mức do Phòng KHKD đưa xuống và phản hồi nếu định mức không đúng.
Nguồn : Sưu tầm
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin du học Nhật & thông tin việc làm, vui lòng liên hệ với chúng tôi
NipponLink Vietnam ServiceS Co., Ltd.
Add: Room 401 – 4th Floor – Huy Phi Bld,
80-82 Truc Khe Street – Dong Da Dist – Hanoi – Vietnam
Tel: +84.24.37741769 Fax: +84.24.37741770
Website: www.nipponlinkvn.com