Bí quyết vượt qua stress trong công việc

Trong công việc không phải lúc nào cũng luôn diễn ra một cách suông sẻ và tốt đẹp. Khi gặp những vấn đề khó giải quyết chúng ta thường bị stress, nếu không biết cách chế ngự được nó thì chúng ta sẽ dễ bị bế tắc và không thể nghĩ ra cách tốt nhất để giải quyết tốt mọi vấn đề. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn giữ bình tĩnh, vượt qua được những áp lực, căng thẳng hàng ngày để giải quyết tốt công việc và tăng năng suất, chất lượng công việc. Hay cùng Nipponlink Việt Nam tìm hiểu nhé

  1. Chuẩn bị phương án ứng phó

Chúng ta không thể biết trước mọi việc sẽ xảy đến với mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự đoán những áp lực, những tình huống thông thường có thể xảy ra hàng ngày.

Hãy chuẩn bị tinh thần hoặc phương án để đối phó với các tình huống xấu, không như ý. Từ đó, bạn sẽ không bị bất ngờ, căng thẳng vì đã có cách xử lý tốt, ổn thoả.

  1. Tập trung vào một việc

Hầu hết chúng ta đều trở nên hỗn loạn, stress nặng khi ôm đồm quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ không thể tập trung để giải quyết công việc. Mọi thứ càng ứ đọng càng khiến bạn dễ trở nên cáu gắt.

Hãy chọn làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định và hoàn thành chúng trước khi bắt tay vào việc khác. Với tâm trạng thoải mái, bạn sẽ có thêm năng lượng, sự bình tĩnh để giải quyết nhanh chóng khối lượng công việc còn lại.

  1. Giải quyết linh hoạt

Bạn đã lên một kế hoạch hoàn hảo và chặt chẽ để giải quyết công việc một cách logic, khoa học. Tuy nhiên, bạn cũng phải lên kế hoạch cho việc “vỡ kế hoạch”.

Thỉnh thoảng sẽ có một vài việc quan trọng cần được ưu tiên, buộc bạn phải giải quyết nó trước và thay đổi những kế hoạch đã vạch ra. Hãy linh hoạt giải quyết vấn đề, đừng cứng nhắc với bản kế hoạch trước đó.

  1. Đừng đổ mồ hôi vì những việc lặt vặt

Bạn luôn có quá nhiều công việc cần phải làm, nhưng không phải việc nào cũng quan trọng như nhau. Có những việc bạn buộc phải làm ngay nhưng cũng có những công việc bạn có thể thong thả giải quyết sau. Thậm chí, bạn có thể chia sẻ lại công việc đó cho người khác làm giúp.

Vì vậy, xác định mức độ ưu tiên của công việc, tính chất quan trọng của chúng giúp bạn có thể kiểm soát mọi thứ tốt hơn, giải toả những bế tắc, căng thẳng.

  1. Đếm đến 10

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy như bị nghẹt thở vì khối lượng công việc quá nhiều, dồn dập đến với bạn. Đó là lúc bạn không tìm ra bất cứ phương án nào để giải quyết vấn đề. Việc bạn cần làm là dừng lại, và bắt đầu đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi.

Thời gian này khá quý giá để bạn bình tĩnh hơn, nhìn một cách bao quát những vấn đề bạn đang đối mặt. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách giải quyết hợp lý, thoả đáng hơn. Và bạn sẽ nhận ra, vấn đề bạn đang gặp phải không thực sự nghiêm trọng như bạn nghĩ.

  1. Kiểm soát nhịp thở

Khi chúng ta căng thẳng, chúng ta có xu hương đi nhanh và thở nông hơn. Điều này sẽ khiến bạn càng mệt mỏi, thở dốc và gây ra những cơn chóng mặt, choáng váng, hồi hộp và hoảng sợ.

Tình trạng này sẽ khiến bạn suy giảm khả năng nhìn nhận, phán đoán và giải quyết vấn đề. Bạn cần khắc phục bằng cách hít vào bằng mũi, giữ trong một giây và thở ra bằng miệng một cách chậm rãi. Bạn lặp lại cách hít thở này cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn.

  1. Đừng vẽ nên những kịch bản xấu

Thói quen của chúng ta là thường vẽ nên những kịch bản khá xấu về các tình huống sẽ xảy ra, những nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt. Ví dụ, “nếu tôi không ký được hợp đồng này, tôi sẽ mất việc”.

Bạn nên thay đổi thói quen này để có tinh thần tốt hơn, giải toả những căng thẳng và tập trung tâm trí, năng lượng để giải quyết công việc.

  1. Bám sát kế hoạch đã vạch ra

Đôi khi những tình huống phát sinh giúp bạn có một kế hoạch tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không có một lý do nào thực sự cần thiết, bạn hãy bám sát vào kế hoạch đã vạch ra.

Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đối mặt với mọi vấn đề và đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc. Chất lượng và hiệu quả công việc sẽ là phần thưởng xứng đáng dành cho bạn, giải toả được căng thẳng hoặc ít nhất không gây thêm cho bạn những phiền phức, rắc rối do vỡ kế hoạch.

  1. Nhìn vào những điểm tích cực

Thay vì giận dữ, thất vọng vì không được ai đó giúp đỡ, bạn hãy nhớ đến những điều tốt đẹp mà họ đã mang đến cho bạn. Càng suy nghĩ về những điều tích cực, bạn càng bớt lo âu, căng thẳng.

Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, hãy luyện tập cho bạn cách nhìn vào mặt tích cực của vấn đề, giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn.

  1. Hãy nhờ trợ giúp khi cần thiết

Không ai thành công một mình, nhất là khi chúng ta đều đang phải chịu quá nhiều áp lực. Hãy nhờ sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình khi cần thiết và sẵn sàng giúp đỡ lại họ sau này. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi không phải đối diện với căng thẳng và khó khăn một mình.

News, Tin tức