6 ĐIỀU CÁC NHÀ KHOA HỌC KHUYÊN BẠN NÊN LÀM ĐỂ CÓ THỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN
Có một sự khác biệt đáng chú ý giữa bận rộn và năng suất. Trở nên bận rộn sẽ không có ý nghĩa là bạn đang làm việc một cách vô cùng năng suất. Làm việc hiệu quả là hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn với một cường độ làm việc cao và hiệu quả. Đó là một khía cạnh của cuộc sống. Hãy cùng Nipponlink Vietnam học cách làm thế nào để dành ít công sức nhưng lại đạt được lợi ích nhiều hơn nhé!
- Dừng làm việc thêm giờ mà thay vào đó là tăng năng suất làm việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu có nơi nào chỉ làm việc trong 5 ngày, tức 40 tiếng một tuần không? Năm 1926, Henry Ford, nhà công nghiệp người Mỹ và người sáng lập ra Ford Motor Company đã tiến hành một thí nghiệm với chính công nhân của mình: Ông ấy đã giảm thời gian làm việc từ 10 xuống còn 8 tiếng, và rút ngắn ngày làm việc trong tuần từ 6 thành 5 ngày. Kết quả chỉ ra rằng năng suất làm việc của những người công nhân liền tăng lên gấp bội.
Bạn làm việc càng nhiều, hiệu quả và năng suất của bạn càng suy giảm. Một báo cáo năm 1980 của The Business Roundtable có tựa đề “Hiệu quả làm việc theo giờ đối với các dự án xây dựng” đã chỉ ra rằng: Khi con người ta phải làm việc trong suốt 60 giờ hoặc hơn mỗi tuần, kéo dài hơn khoảng hai tháng, năng suất lao động sẽ sụt giảm – điều này gây ra sự trì hoãn hoàn thành công việc, so với cùng một số lượng người lao động làm việc chỉ trong khoảng 40 giờ mỗi tuần, năng suất lao động 60 giờ/tuần không cao bằng năng suất lao động trong 40 giờ/tuần.
Trong một bài viết đăng tải trên AlterNet, biên tập viên Sara Robinson đã tham khảo một nghiên cứu từ quân đội Mỹ: “Việc mất đi một giờ đồng hồ để ngủ mỗi đêm trong một tuần sẽ gây ra mức độ suy giảm nhận thức – hiệu quả tương đương với việc tăng gấp 10 lần nồng độ cồn trong máu.”
Chúng ta không được làm việc quá sức, chúng ta phải ngủ đủ giấc để duy trì một mức năng suất lao động cao. Lần tới nếu bạn tự hỏi bản thân rằng tại sao bạn lại làm việc không năng suất, lý do đơn giản là vì bạn bị thiếu ngủ.
- Đừng nói “yes” quá nhiều
Theo nguyên tắc Pareto, 20% của sự nỗ lực tạo ra 80% kết quả, tuy nhiên, để có 20% kết quả lại cần đến 80% nỗ lực. Thay vì làm việc chăm chỉ, chúng ta nên tập trung vào sự cố gắng để đạt được kết quả chính và hãy quên đi những thứ nhỏ nhặt còn lại. Theo cách đó, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất. Dừng ngay việc nói “có” với những điều không mang lại kết quả ta mong muốn.
Vậy, với những chuyện nào thì bạn nên nói “có”? Và khi nào thì nên nói “không”? Nếu bạn không thể hình dung ra việc nào “xứng đáng” để bạn dành thời gian hơn, hãy theo dõi mọi điều bạn làm, theo dõi số thời gian hoàn thiện và kết quả hoàn thành. Sau đó hãy quyết định xem việc gì giúp bạn tiến đến gần với mục tiêu của mình nhất (việc nào không)
Hầu hết số lần chúng ta nói có nhiều hơn số lần ta nên nói, vì nhiều lí do khác nhau, bao gồm luôn những điều sai quấy và làm khó chúng ta, nhưng cũng là vì nói có dễ dàng hơn nói không. Không ai muốn trở thành kẻ xấu cả.
Trong một nghiên cứu năm 2012 xuất bản trên Journal of Consumer Research, các nhà nghiên cứu chia 120 sinh viên thành hai nhóm. Một nhóm được đào tạo để nói “Tôi không thể” khi thảo luận về các sự lựa chọn cụ thể, trong khi đó nhóm còn lại sẽ sử dụng từ “Tôi không” để ra quyết định.
Những người sinh viên tự nhủ “Tôi không thể ăn X” đã chọn ăn các thanh chocolate trong suốt 61% thời gian. Trong lúc ấy, những sinh viên nói “Tôi không ăn X” đã chọn ăn chocolate chỉ trong 36% thời gian. Sự thay đổi đơn giản về cách dùng từ có thể khiến người tham gia lựa chọn cách ăn uống lành mạnh hơn.
Lần tới bạn cần tránh việc nói có, thay vào đó hãy dùng “Tôi không” cho sự từ chối, hãy nói không đối với những điều không xứng đáng với ngân quỹ thời gian của bạn!
Bạn cũng có thể áp dụng qui tắc 20 giây: Đối vời những hoạt động bạn cảm thấy lãng phí thời gian hoặc các thói quen xấu mà bạn muốn phá bỏ, hãy thêm vào đó một rào cản 20 giây. Ví dụ: Bạn đang muốn hạn chế sử dụng mạng xã hội, hãy xóa app trên điện thoại và bạn phải mất 20s để truy cập nó bằng Laptop. Bằng cách tạo ra các sự bất tiện, bạn sẽ không còn hứng thú với các hoạt động hoặc thói quen xấu này nữa.
- Hãy dừng ngay việc làm mọi thứ một mình và bắt đầu nhận sự giúp đỡ của người khác
Khách hàng biết họ rõ thứ họ muốn và làm thế nào để sản phẩm trở nên tốt hơn so với bất kì nhân viên marketing nào. Bạn biết không, theo Octoly, các video trải nghiệm của người dùng có lượt xem cao gấp 10 lần so với các video quảng cáo về mặt hàng trên Youtube. Khi tìm kiếm thông tin về một nhãn hàng cụ thể, hơn một nửa (51%) người Mỹ tin vào nội dung đánh giá của người dùng hơn là trên website thông tin chính thức của hãng (15%) hay trên các tin tức của nhãn hàng (14%). Điều đó rất quan trọng đối với một người làm marketing, họ phải tiếp cận được với khách hàng, và hiểu khách hàng để có thể hoạt động hiệu quả – khách hàng chính là một sự trợ giúp đắc lực của mọi người làm marketing.
Trở thành nhà sáng tạo nội dung giỏi không phải là tạo ra những nội dung hay nhất mà phải thu hút và xây dựng được một cộng đồng “trung thành”, luôn ủng hộ và củng cố những nội dung của bạn.
Điều quan trọng chúng ta cần biết đó là chúng ta luôn có được sự giúp đỡ khi chúng ta cần. Đôi khi chính chúng ta không thể nào tự hoàn thành công việc được. Thật tuyệt vời khi để ai đó, hoặc một nhóm có thể cùng chia sẻ công việc, giúp bạn dành thêm thời gian cho những mục tiêu quan trọng hơn. Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng hoặc cố gắng hoàn thành một mình, hãy để người khác giúp đỡ và chia sẻ gánh nặng. Thậm chí ngay cả khi bạn bè và đồng nghiệp không thể giúp đỡ, việc đơn giản là có họ bên cạnh cũng giúp bạn làm việc có hiệu suất hơn.
- Đừng làm người cầu toàn nữa
“Chúng tôi nhận thấy rằng chủ nghĩa hoàn hảo luôn “ngáng đường” các giáo sư khi họ làm nghiên cứu về năng suất làm việc. Giáo sư nào càng cầu toàn, họ càng làm việc kém hiệu quả” – bác sĩ Simon Sherry, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dalhousie, người đã thực hiện một nghiên cứu về chủ nghĩa hoàn hảo và năng suất làm việc.
Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến việc trở thành người cầu toàn:
- Họ dành nhiều thời gian hơn mức thời gian được yêu cầu đối với một nhiệm vụ.
- Họ chần chừ và chờ đợi khoảnh khắc hoàn hảo. Trong kinh doanh, nếu mong chờ có khoảnh khắc hoàn hảo, bạn đã quá muộn để thành công.
- Họ bỏ lỡ “bức tranh lớn” trong khi tập trung quá nhiều vào những điều nhỏ nhặt.
- Ngừng đoán già đoán non, hãy bắt tay vào hành động
Nếu bạn có thể tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, bạn có thể tối ưu hóa cuộc sống của mình để phát triển và khai thác được tối đa tiềm năng của bạn.
Có vô số nghiên cứu có thể giúp bạn tìm ra biện pháp để tối ưu hóa năng suất của mình. Chẳng hạn, bạn có biết rằng hầu hết mọi người dễ bị phân tâm hơn vào giữa buổi trưa cho đến 4 giờ chiều không? Đây là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu được chia sẻ bởi Robert Matchock, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Pennsylvania. Nhưng ngay cả khi bạn không thể tìm thấy đáp án cho một câu hỏi cụ thể mà bạn có thể có, hãy tự mình thử nghiệm và kiểm tra kết quả của chính bạn – việc này hoàn toàn không tốn nhiều thời gian như bạn nghĩ.
- Ngừng làm việc, và dành chút thời gian để không làm gì cả
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng khi chúng ta quá tập trung vào thứ gì đó, về cơ bản chúng ta sẽ tự nhốt mình trong một “cái hộp” – điều này có thể gây phản tác dụng đối với mọi nỗ lực của ta. Thỉnh thoảng hãy tự “giải thoát” mình khỏi công việc và dành ra một chút thời gian ở một mình – điều này vô cùng tốt cho não bộ và tinh thần của bạn.
Trên đây là 6 việc nên làm mà Nipponlink Vietnam đã chia sẻ với bạn, hãy ghi nhớ và thay đổi ngay từ bây giờ để làm việc hiệu quả hơn nhé!
Nguồn: Sưu tầm
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về đất nước Nhật Bản , vui lòng liên hệ với chúng tôi
NipponLink Vietnam ServiceS Co., Ltd.
Add: Room 401 – 4th Floor – Huy Phi Bld,
80-82 Truc Khe Street – Dong Da Dist – Hanoi – Vietnam
Tel: +84.24.37741769 Fax: +84.24.37741770
Website: www.nipponlinkvn.com